Giải quyết tranh chấp nhà cửa khi không có hôn thú

Giải quyết tranh chấp nhà cửa khi không có hôn thú

Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:
Tôi và chồng chung sống với nhau không có hôn thú từ năm 2000. Đến năm 2012 thì chồng tôi qua đời. Trong thời gian sống chung, chúng tôi có mua một căn nhà do tôi đứng tên. Trong sổ hộ khẩu gia đình chỉ có tên của tôi và 2 đứa con.

Sau khi chồng mất được 2 năm tôi về bên mẹ ruột sinh sống và cho thuê căn nhà. Nay tôi lấy lại nhà để ở thì mẹ chồng tôi không đồng ý, bà nói căn nhà này của con bà nên bà được quyền quyết định và không cho tôi vào nhà.

Xin hỏi luật sư mẹ chồng tôi làm như vậy có đúng không? Tôi phải làm thế nào để lấy lại được căn nhà. Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

yentt@...

Luật sư Lê Thị Phương Uyên - Công ty luật TNHH Đất Luật trả lời: 

Theo Điều 14 và Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, và do vậy, quan hệ tài sản của hai bên được giải quyết theo Bộ luật dân sự. 

Mặt khác tại khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.”

Trong trường hợp của bà Yên do không đăng ký kết hôn và không ghi tên chồng của bà Yên vào Giấy chứng nhận nên về mặt pháp lý căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của bà Yên. Mẹ chồng bà Yên chiếm đoạt căn nhà và không cho bà Yên vào nhà là không đúng quy định pháp luật. Mẹ chồng bà Yên muốn chứng minh căn nhà là thuộc sở hữu của con trai bà thì phải chứng minh các việc sau: 

- Căn nhà được mua là xuất phát từ tài sản riêng của con trai bà; hoặc

- Bà Yên thừa nhận căn nhà là thuộc sở hữu của chồng bà Yên.

Do vậy, trong tình huống này, bà Yên cần yêu cầu sự can thiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà, đất để thực hiện thủ tục hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành thì bà Yên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân để giải quyết hoặc tiếp tục yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bạn đọc đặt câu hỏi tư vấn miễn phí tại đây hoặc qua mail: banbientap@cafeland.vn, CafeLand sẽ kết hợp cùng các chuyên gia luật trong lĩnh vực bất động sản để giải đáp những trăn trở của bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

CafeLand kết hợp Công ty luật TNHH Đất Luật

Sau khi chồng mất được 2 năm tôi về bên mẹ ruột sinh sống và cho thuê căn nhà. Nay tôi lấy lại nhà để ở thì mẹ chồng tôi không đồng ý, bà nói căn nhà này của con bà nên bà được quyền quyết định và không cho tôi vào nhà.

Xin hỏi luật sư mẹ chồng tôi làm như vậy có đúng không? Tôi phải làm thế nào để lấy lại được căn nhà. Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

yentt@...

Luật sư Lê Thị Phương Uyên - Công ty luật TNHH Đất Luật trả lời: 

Theo Điều 14 và Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, và do vậy, quan hệ tài sản của hai bên được giải quyết theo Bộ luật dân sự. 

Mặt khác tại khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.”

Trong trường hợp của bà Yên do không đăng ký kết hôn và không ghi tên chồng của bà Yên vào Giấy chứng nhận nên về mặt pháp lý căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của bà Yên. Mẹ chồng bà Yên chiếm đoạt căn nhà và không cho bà Yên vào nhà là không đúng quy định pháp luật. Mẹ chồng bà Yên muốn chứng minh căn nhà là thuộc sở hữu của con trai bà thì phải chứng minh các việc sau: 

- Căn nhà được mua là xuất phát từ tài sản riêng của con trai bà; hoặc

- Bà Yên thừa nhận căn nhà là thuộc sở hữu của chồng bà Yên.

Do vậy, trong tình huống này, bà Yên cần yêu cầu sự can thiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà, đất để thực hiện thủ tục hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành thì bà Yên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân để giải quyết hoặc tiếp tục yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bạn đọc đặt câu hỏi tư vấn miễn phí tại đây hoặc qua mail: banbientap@cafeland.vn, CafeLand sẽ kết hợp cùng các chuyên gia luật trong lĩnh vực bất động sản để giải đáp những trăn trở của bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

CafeLand kết hợp Công ty luật TNHH Đất Luật

Like This Post? Please share!

  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

Không có nhận xét nào :

Leave a Reply

Scroll to top